Nhiệm vụ và quyền hạn Lập_pháp_viện_Trung_Hoa_Dân_Quốc

Căn cứ vào Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc, quyền hành của Lập pháp viện được ghi: "Hành chính viện cần phải được Lập pháp viện thông qua các pháp luật, dự toán, điều ước"

  1. Quyền lập pháp
  2. Đề nghị sửa đổi Hiến pháp và chuyển giao lãnh thổ
  3. Quyền thẩm tra Dự toán, Ngân sách
  4. Ban bố luật giới nghiêm (gồm cả thiết quân luật), quyền ân xá, quyền tuyên chiến, quyền ký điều ước hòa bình, thẩm tra các quyết định quan trọng khác.
  5. Viện trưởng Tư pháp viện, Phó Viện trưởng cùng đại pháp quan; Viện trưởng Giám sát viện, phó Viện trưởng cùng Thẩm kê trưởng; Viện trưởng khảo thí viện, phó Viện trưởng và ủy viên khảo thí; Tổng tưởng Kiểm sát; Chủ nhiệm Ủy ban tuyển cử Trung ương, phó chủ nhiệm cùng ủy viên; Ủy viên Ủy ban Truyền thông Quốc gia; (năm 2012 dự kiến tăng thêm Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm và Ủy viên của Ủy ban Công bằng Thương mại. Tất cả đều phải được sự thông qua của Lập pháp viện.
  6. Quyền thông qua lệnh khẩn cấp
  7. Chất vấn Hành chính viện
  8. Quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Viện trưởng Hành chính viện
  9. Có quyền bầu phó Tổng thống khi vị trí này bị bỏ trống.
  10. Nếu Tổng thống và phó Tổng thống làm điều sai trái, có quyền đề xuất bãi miễn.
  11. Phúc thẩm các quyết định của Hành chính viện